Thịt trâu gác bếp hay còn gọi là thịt trâu hun khói, thịt trâu sấy khô,…Bạn có biết không, thịt trâu gác bếp được làm nóng, chấm cùng nước chấm chẩm chéo là món mồi bất bại trong mọi buổi hàn thuyên cùng rượu đấy! Thịt trâu gác bếp. Ở thành phố ngày nay, có lẽ vẫn còn ít người biết đến món ngon này, cũng chưa biết thịt trâu gác bếp đặc sản tỉnh nào? Nào, hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về món ngon độc đáo này để còn kịp tìm mua thưởng thức nữa!
Giải mã nguồn gốc món thịt trâu gác bếp – Thịt trâu gác bếp đặc sản tỉnh nào?
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái. Bạn sẽ thường thấy món thịt trâu này ở một số tỉnh thành thuộc vùng núi Tây Bắc như: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên.
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc được nhiều người gọi với cái tên khô trâu. Những miếng thịt trâu được cắt thành các tảng to và rửa sạch, sau đó mang đi ướp với các gia vị đặc trưng như mắc khén, gừng, muối ớt, rượu trắng, tiêu cay trong 1 đến 2 tiếng. Sau đó, xiên vào các thanh tre treo cách bếp than khoảng 1 mét và hun trong 12-15 tiếng cho đến khi dậy mùi và màu đỏ đặc trưng.
Thịt trâu gác bếp là một món ăn sáng tạo của người Thái Đen tại Việt Nam với mục đích bảo quản thịt lâu hơn khi chưa có tủ lạnh. Sau khi gác bếp, một miếng thịt trâu tươi có thể ăn dần trong khoảng 1 tháng.
Một miếng thịt trâu gác bếp đúng vị Tây Bắc phải đáp ứng đủ các tiêu chí về mùi hương màu sắc và hình dạng của miếng thịt. Cụ thể như sau: Hương vị của thịt trâu gác bếp đúng chuẩn phải nghe mùi thơm của khói xen lẫn các hương thơm của các loại gia vị đặc biệt. Trâu gác bếp chuẩn chỉnh cần có màu nâu thẫm bên ngoài, nhưng bên trong thì hồng hào. Làm thịt trâu gác bếp đúng điều phải cắt thành các lát mỏng khoảng 5cm, khi đủ khô thì thịt trâu sẽ cứng vỏ bên ngoài, để thưởng thức được hương vị của thịt trâu gác bếp đúng điệu, ta cần giã dập miếng thịt trước khi ăn để hương vị được “giải phóng”.
Tại sao khô trâu gác bếp lại có hương vị rất đặc biệt?
Thịt trâu gác bếp là món ăn khiến bao người mê mẩn vì hương vị không cay, nhưng lại ngọt vị thịt và một chút vị tê tê khó diễn tả. Thịt trâu gác bếp ngoài việc được làm bằng những miếng thịt trâu tươi ngon, hương vị đặc biệt của nó còn được tạo ra nhờ một số gia vị chỉ có ở vùng núi Tây Bắc có như hạt mắc khén – loại tiêu rừng có vị cay rất khác các vị tiêu thông thường, khi ăn vào đầu lưỡi sẽ cảm thấy hơi tê nóng. Ngoài mắc khén ra, món ngon này còn được thêm vào các gia vị mang tính cay nóng như ớt tươi, gừng, rượu trắng,…
Thịt trâu tươi ngon ngọt thịt, kết hợp với vị mặn mặn của muối và cái cay tê của mắc khén, ớt và gừng, kèm theo hương khói than bếp, tạo nên một món ngon vừa miệng, ăn một lần nhớ mãi không quên.
Thịt trâu tươi ngon ngọt thịt, kết hợp với vị mặn mặn của muối và cái cay tê của mắc khén, ớt và gừng, kèm theo hương khói than bếp, tạo nên một món ngon vừa miệng, ăn một lần nhớ mãi không quên.
Cách ăn thịt trông gác bếp đơn giản nhưng điệu nghệ “đúng bài”
Cách ăn thịt trâu đơn giản nhất là chấm cùng chẩm chẻo. Thịt trâu gác bếp được rửa sơ và hấp cho hơi mềm (khoảng 8 phút cho 500g). Sau khi hấp xong thì chờ cho thịt nguội, rồi lấy chày giã mềm và xé thành từng sợi vừa ăn.
Đặc biệt của cách ăn này chấm cùng chẩm chéo. Chẩm chéo là nước chấm đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, được làm từ các gia ớt khô, mắc khén, tỏi, rau thơm, sả, hạt dổi, cá cơm và muối, bột ngọt. Đầu tiên ớt và tỏi sẽ được mang đi nướng cho dậy mùi, sau đó được trộn và giã nhuyễn cùng các gia vị còn lại.
Một miếng thịt trâu gác bếp mềm dai nhẹ, chấm cùng một chút chẩm chéo, vị cay tê hòa quyện cùng vị ngọt của thịt, sau đó nhấp một ngụm rượu/bia thì còn gì hạnh phúc hơn, một cái hạnh phúc rất Tây Bắc và dân dã. Ngoài ra thịt trâu còn được chế biến thành các món nộm, xào, rim,… đều ngon, bạn có thử và cảm nhận.