Chắc hẳn thịt chua là một món đặc sản rất quen thuộc đối với những người con miền Đất Tổ. Tuy đã được khách hàng trên mọi miền Tổ quốc biết đến và ưa thích sử dụng. Nhưng đã có ai thắc mắc về tên gọi thịt chua của món ăn này chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tại sao món đặc sản có tên gọi thịt chua?
Thịt chua là một món ăn đã có từ rất lâu, xuất phát từ cuộc sống bần hàn, khó khăn. Khi chưa có công cụ thể bảo quản thịt, ông cha ta đã sáng tạo từ những nguyên liệu cực kỳ đơn giản để tạo nên món thịt chua. Kỳ lạ thay, món ăn mang lại hương vị thơm ngon và được yêu thích cho đến tận bây giờ. Thịt chua được tạo nên từ người Mường ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, nơi được coi là cái nôi của món đặc sản này.
Vậy tại nó lại có tên gọi thịt chua? Có một lý do đơn giản và dễ hiểu nhất đó là vì thịt chua là sự kết hợp giữa thịt lợn và thính rang. Được cho lên men chín 100% hoàn toàn tự nhiên. Thành phẩm tạo ra sẽ có vị chua chua lên men. Bên cạnh đó có thêm vị ngon ngọt của thịt, thơm bùi của thính, sần sật của bì. Tất cả hòa quyện với nhau, tạo nên một món ăn khiến ai thử cũng mê. Thế nên đã trở thành món đặc sản trứ danh miền đất Tổ.
Bí quyết để tạo nên món thịt chua
Nguyên liệu chuẩn bị
- 800g thịt lợn ba chỉ ngon
- 200g thính gạo hoặc thính ngô
- Các loại lá: Lá ổi, sung
- 1,5 thìa cà phê hạt nêm
- 2/3 thìa cà phê tiêu
Thực hiện theo các bước – Tên gọi thịt chua
Đối với món này, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hết tất cả nguyên liệu thì mới tạo nên thịt chua chuẩn vị. Đầu tiên cần phải sơ chế nguyên liệu, gồm có thịt lợn và thính. Thịt lợn cần rửa sạch và nướng sơ qua, thái thành những lát mỏng, nhỏ vừa ăn. Trộn đều với gia vị đã chuẩn bị sẵn là hạt nêm và tiêu. Sau đó tiến hành rang thính, tiến hành rang trên lửa vừa, khuấy đều tay. Đảm bảo thính chín kỹ, vàng, thơm sau đó xay nhuyễn tạo thành bột mịn là đã hoàn thành.
Sau khi thịt ngấm đều gia vị và thính đã chuẩn bị xong thì cho thính vào thịt và trộn đều. Bạn nên trộn đều tay để thính có thể bám đều vào hết bề mặt của thịt. Đảm bảo thịt được lên men đều.
Cuối cùng, xếp lá ổi dưới đáy hộp rồi cho thịt vào hộp và nén chặt. Sau đó cho thêm một lớp lá ổi bên trên. Sau đó chỉ cần để cho thịt lên men. Tùy vào thời tiết sẽ quyết định thời gian sử dụng được món ăn này. Nếu vào mùa hè chỉ cần 3 ngày đã lên men đủ, còn nếu vào mùa đông thì sẽ cần 5 ngày mới có thể sử dụng. Không để thịt lên men quá lâu sẽ bị chua quá, rất khó ăn. Lên men là quá trình quan trọng nhất trong tất cả công đoạn làm thịt chua.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu tại sao món đặc sản miền Đất Tổ này lại có tên gọi thịt chua rồi đúng không. Món ăn giản dị từ tên gọi cho đến cách làm. Nhưng hương vị lại khiến cho người ta phải bất ngờ, ăn một lần là nhớ ngay hương vị ấy. Thế mới nói, ông cha ta ngày xưa tuy khó khăn và nghèo nàn về vật chất, nhưng sự sáng tạo thì không kém cạnh ai. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin bổ ích dành cho bạn!